Wednesday, May 26, 2021

4 Bước giải quyết vấn đề

Tác giả : Nguyễn Vũ Phương Nam
Nhà xuất bản : Dân Trí
Giới thiệu sách :
Nói tới Inrasara mà chỉ nói đến thơ thì chưa đủ, mặc dù thơ của Inrasara khá hiện đại. Nói đến Inrasara mà chỉ nói đến dịch thuật hoặc đề cập tới phê bình văn học, thì hẳn vẫn còn thiếu sót, mặc dù tiểu luận của Inrasara sắc sảo và đầy tính lí luận. Chúng tôi muốn nhấn mạnh đến một chân dung khác: chân dung Inrasara- nhà nghiên cứu văn hoá Chăm. 
Cũng xin nói ngay: mệnh đề Inrasara - nhà nghiên cứu văn hoá Chăm, được đặt ra ở đây, vừa có ý nghĩa chuyên môn vừa có tính ước lệ. Chuyên môn, bởi danh xưng ấy đã gọi ra cái vùng thâm canh của Inrasara. Ước lệ, vì thực ra cái phông nền văn hoá Việt, ở anh cũng rất chắc, thậm chí có thể nói tài hoa. Có thể tìm những điều ấy trên những trang viết đầy tâm huyết của anh.
Sáng tác của Inrasara có thể che lấp được những định kiến hẹp hòi, hoặc những mĩ cảm cũ kĩ. Anh dám vượt mình với vẻ ngạo nghễ cần có, dám vượt qua những lực cản bên ngoài một cách đàng hoàng. Inrasara góp công không nhỏ vào công cuộc đổi mới văn học, đổi mới cách tư duy và lối viết. Inrasara đã làm thức dậy linh hồn Chăm, văn hoá Chăm. Nhiều công trình về văn hoá Chăm của anh đã được giải thưởng cao quí. 
Inrasara ca ngợi truyền thống hiếu học của dân tộc Chăm. Anh chú ý không chỉ tới kẻ có bằng cấp mà còn cả người không có bằng cấp gì. Đúng ra, anh dành sự quan tâm nhiều hơn đến những con người tự đào tạo. Anh phê phán những kẻ được đào tạo bài bản mà không chịu tìm học thêm,anh rất ghét những kẻ an tâm ăn mòn mớ kiến thức lạc hậu.
Inrasara chỉ ra có hai loại văn hoá: văn hoá sách vở, tức thứ văn hoá tĩnh và văn hoá nhân dân, tức loại văn hoá động. Loại văn hoá thứ nhất dẫu cần thiết, nhưng không sinh hoá, chỉ có loại văn hoá thứ hai mới được sinh thành liên tục trong cộng đồng và cho cộng đồng.
Inrasara nêu bật vấn đề bảo tồn văn hoá dân tộc. Trong nhiều bài viết của mình, anh khẳng định để bảo tồn văn hoá dân tộc “cần có tấm lòng và phương pháp làm việc đúng đắn”. Mặc dù Inrasara không nói rõ ràng, nhưng tôi đọc thấy trong trang viết của anh một quan niệm khá thú vị rằng: muốn bảo tồn văn hoá thành công, mọi dân tộc cần phải có “khả năng tự vệ”. Nếu không có sự tự vệ này, bất kì nền văn hoá nào cũng tất yếu bị suy thoái rồi dần dần bị diệt vong. Ngược lại, nếu có khả năng tự vệ, dân tộc ấy dù có hiện đại hoá để hòa nhập đi nữa cũng sẽ vẫn giữ được bản sắc của dân tộc mình. 
Mặc dù Inrasara luôn nói tới “Chăm tính”, song chưa bao giờ anh tự biến mình thành kẻ giữ kho cho cha ông. Tôi thấy, bên cạnh việc bảo tồn, bảo lưu vốn cổ, Inrasara đã thường xuyên nhắc nhở đến công việc tiếp thu, với anh tiếp thu để sáng tạo ra cái mới.
Inrasara bám sát đời sống văn hóa Chăm đương đại. Có thể nói quang phổ kiến văn của anh tương đối rộng. Tôi thấy, anh có thể kể vanh vách những thành tựu về mỹ thuật của Chăm. Lại thấy anh hào hứng nói về hoạt động của ca - múa - nhạc. Khi nói về kiến trúc, anh cũng tỏ ra mình rất thức thời. Bàn về lễ hội dân gian Chăm, hoặc thổ cẩm Chăm, những ý kiến của Inrasara đượm vẻ trẻ trung và hiện đại. Còn nhận định về văn chương Chăm thì khỏi phải nhắc lại. 
Tựu trung, Inrasara đã phác dựng được khuôn mặt văn hoá Chăm từ truyền thống đến hiện đại.
Nếu có khả năng kính đề nghị quý bạn đọc hãy mua sách gốc để ủng hộ tác giả và nhà xuất bản.
Trân trọng !

SHARE THIS

Cập nhật:

SNB-BOOKSTORE là một Blog chia sẻ ebook, tài iệu HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ, nhằm phục vụ nhu cầu sách, tài liệu tham khảo đến các bạn có nhu cầu với kho dữ liệu PHONG PHÚ, ĐA DẠNG NHIỀU LĨNH VỰC VÀ ĐƯỢC UPDETAE liên tục. Rất mong sẽ nhận được sự quan tâm và chia sẻ cũng như đóng góp ý kiến từ các bạn để SNB-BOOKSTORE có thể hoàn thiện và phát triển nhiều hơn nữa trong thời gian tới. .

0 comments: